Việc sử dụng kính áp tròng cứng Ortho- K để định hình lại giác mạc và cải thiện thị lực là một điều không còn quá xa lạ. Tuy vậy, với những bạn lần đầu sử dụng kính áp tròng thì đây vẫn là một phương pháp khá mới. Vậy, hãy cùng Doll Eyes tìm hiểu công dụng và một số điều bạn cần biết về kính áp tròng Ortho- K trong bài viết sau bạn nhé!
Kính áp tròng Ortho-K và những điều cần biết
Kính áp tròng Ortho-K là gì? hoạt động như nào?
Kính áp tròng Ortho-K là gì?
Kính áp tròng Ortho-K (Orthokeratology) là một loại kính áp tròng cứng, được sử dụng vào ban đêm và tháo ra sau khi ngủ dậy. Đây là một loại kính đặc biệt có chức năng hỗ trợ chỉnh hình lại giác mạc tạm thời, cho bạn một tầm nhìn tốt vào ban ngày mà không cần phải sử dụng kính gọng. Ortho-K thích hợp với những người bị tật khúc xạ ở mắt, không muốn lệ thuộc kính gọng nhưng lại chưa đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật Lasik. Đặc biệt, kính này được ghi nhận là có tác động tích cực nhất với trẻ ở độ tuổi vị thành niên, giúp làm chậm hoặc ngăn cản quá trình tăng độ khúc xạ.
Cơ chế hoạt động của kính Ortho-K
Trước khi ngủ, người bị tật khúc xạ sẽ đeo kính áp tròng Ortho-K lên và thực hiện giấc ngủ sâu ít nhất là từ 6-8 tiếng. Ortho-K hoạt động dựa trên tính chất đàn hồi của giác mạc. Khi ngủ cấu trúc được thiết kế đặc biệt của kính sẽ kết hợp cùng tới lực tác động ở mi mắt tạo thành khuôn tạm thời mới, giúp thay đổi độ cong của giác mạc. Nhờ đó, sau quá trình ngủ thì mắt bạn sẽ được điều chỉnh thị lực và có thể nhìn như bình thường mà không cần sử dụng kính.
Công dụng của kính áp tròng Ortho-K
Công dụng chính của kính áp tròng Ortho- K là hỗ trợ thị lực cho người bị tật khúc xạ. Giúp kiểm soát tiến triển của tật cận thị, cho bạn ánh nhìn rõ ràng mà không phải phụ thuộc vào kính cận gọng hay phải phẫu thuật Lasik.
Lưu ý: Kính áp tròng Ortho-K chỉ hỗ trợ kiểm soát tật khúc xạ mà bạn gặp phải, giúp cải thiện tầm nhìn cho bạn chứ không có khả năng chữa khỏi tật cận thị hoàn toàn. Chúng chỉ giúp bạn khử độ cận trong một thời gian ngắn nhờ vào sự đàn hồi của giác mạc, khi không còn sử dụng kính nữa thì độ cận sẽ trở lại.
Bài viết liên quan:
Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận hay không
Bị cận đeo lens không độ được không
Cận 4 độ có đeo kính áp tròng được không
Điểm giống và khác nhau giữa LASIK và Ortho-K?
Điểm giống
- Đều là phương pháp hỗ trợ cải thiện tầm nhìn.
- Đối tượng sử dụng/ thực hiện phẫu thuật là người gặp các tật khúc xạ ở mắt.
Điểm khác
Ortho- K
- Hỗ trợ điều chỉnh tật khúc xạ tạm thời, ngưng sử dụng thì độ khúc xạ sẽ tăng trở lại.
- Sử dụng được cho mọi đối tượng.
- Ít chi phí hơn so với phẫu thuật Lasik.
- Độ an toàn cao, không gây ra biến chứng sau phẫu thuật.
Lasik
- Có thể nhìn rõ được sau khi phẫu thuật mà không cần duy trì sử dụng kính.
- Chỉ thực hiện được khi người bệnh trên 18 tuổi.
- Chi phí phẫu thuật cao hơn so với sử dụng kính áp tròng Ortho-K.
- Có thể có một số biến chứng hậu phẫu thuật hoặc độ cận tăng trở lại.
Chỉ định và chống chỉ định sử dụng kính áp tròng Ortho- K
Những ai nên sử dụng kính áp tròng Ortho-K?
- Người chưa từng phẫu thuật Lasik.
- Đối tượng dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi phẫu thuật mắt.
- Người có độ cận dưới 6 độ, đồng thời độ loạn dưới 2,5 độ và độ loạn không được quá ½ độ cận.
- Người không có các bệnh về giác mạc và kết mạc hay nói cách khác là giác mạc đủ khỏe để có thể đeo các loại lens cận.
Những ai không nên sử dụng kính áp tròng Ortho- K?
- Người có chứng khô mắt hoặc cơ địa dị ứng với kính áp tròng.
- Người từng thực hiện phẫu thuật tật khúc xạ trước đây.
- Người có mắt đang trong tình trạng viêm nhiễm, mắt đỏ,...
- Người dị ứng với các thành phần của nước ngâm kính chuyên dụng.
Kính áp tròng Ortho- K giúp cải thiện tầm nhìn
Các bước sử dụng kính Ortho- K:
Các bước đeo kính áp tròng Ortho-K:
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng để đeo kính như hộp đựng kính, gương, dung dịch ngâm lens, gắp, nước nhỏ mắt.
Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng.
Bước 3: Nhỏ nước nhỏ mắt chuyên dụng vào mắt để khi đeo kính sẽ dễ vào hơn.
Bước 4: Dùng gắp hoặc tay sạch lấy kính ra khỏi hộp ngâm lens và đặt kính lên phần thịt của ngón tay trỏ.
Ở bước này bạn lưu ý đặt kính theo chiều ngửa lên trên với các đường viền hướng vào trong như hình một chiếc bát.
Bước 5: Nhỏ thêm một giọt nước nhỏ mắt vào bên trong tròng kính để tạo độ trơn.
Bước 6: Kéo nhẹ mi mắt xuống dưới đồng thời hướng mắt lên trên.
Bước 7: Áp vào kính áp tròng vào mắt một cách nhẹ nhàng.
Bước 8: Chớp nhẹ mắt vài cái cho kính mau khớp vào giác mạc.
Sau khi đeo kính, bạn để kính qua đêm và tháo ra khi thức dậy.
Cách tháo kính áp tròng Ortho- K
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để tháo kính áp tròng.
Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành tháo kính.
Bước 3: Nhỏ nước mắt chuyên dụng vào mắt để cấp ẩm đồng thời giảm ma sát của kính với giác mạc trong quá trình tháo.
Bước 4: Nhìn vào gương để xác định đúng vị trí của lens.
Bước 5: Sử dụng tay không thuận để giữ chặt 2 mí mắt, tránh mắt nhắm lại trong quá trình tháo. Đồng thời, tay còn lại dùng dụng cụ đặt vào ⅓ phía bên dưới của kính, chạm nhẹ rồi từ từ lấy kính đặt trên lòng bàn tay.
Bước 6: Vệ sinh kính và cất lại vào khay đựng để bảo quản.
Một số điều bạn cần biết về kính Ortho- K
Khi sử dụng phương pháp hỗ trợ tật khúc xạ bằng kính áp tròng Ortho-K, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Kính áp tròng Ortho-K không chữa khỏi tật khúc xạ
Một số người lầm tưởng rằng kính áp tròng Ortho-K có thể giúp bạn chữa khỏi các tật khúc xạ ở mắt nhưng điều đó là không đúng. Ortho-K chỉ hỗ trợ bạn điều chỉnh thị lực tạm thời nhờ vào tính năng đàn hồi của mắt. Sau khi ngưng sử dụng kính, tật khúc xạ của bạn sẽ quay trở lại.
Ortho- K chỉ sử dụng vào ban đêm
Khác với một số loại kính áp tròng mềm, kính áp tròng cứng Ortho- K chỉ sử dụng vào ban đêm, giúp tạm thời điều chỉnh lại giác mạc của bạn.
Kính áp tròng Ortho- K cần thời gian để có hiệu quả
Bạn phải đợi ít nhất từ 1-4 tuần để kính có thể mang lại hiệu quả. Đối với những người có độ cận càng cao thì thời gian đợi có thể sẽ lâu hơn. Hãy kiên nhẫn bạn nhé. Ở những tuần đầu, bạn có thể mang thêm kính gọng để hỗ trợ thị lực cho mắt.
Ngưng sử dụng kính một thời gian trước khi mổ cận
Trước khi mổ cận và tiến hành đo mắt để mổ, bạn cần ngừng sử dụng kính ít nhất là 14 ngày trước khi mổ cận để mắt ổn định và trở lại hình dạng ban đầu. Thời gian chờ này có thể sẽ lâu hơn theo chỉ định của bác sĩ.
Ngưng sử dụng kính áp tròng một thời gian trước khi mổ cận
Kính Ortho- K bao nhiêu tiền?
Bạn cần bỏ ra bao nhiêu tiền để sở hữu một bộ kính áp tròng Ortho- K?
Giá một bộ kính áp tròng Ortho-K dao động trong khoảng từ 11 triệu- 22 triệu. Kính sẽ được đặt làm riêng cho từng người dựa trên độ khúc xạ ở mắt và bản đồ giác mạc của bạn.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về kính áp tròng Ortho- K. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác, mời bạn hãy đến với Doll Eyes nhé.