deo-lens-di-ngu

Một ngày nên đeo lens trong thời gian bao lâu?

Thời gian đeo lens tối đa một ngày chỉ từ 6-8 tiếng. Bạn không nên đeo lens quá thời gian trên và không nên đeo lens khi đi ngủ để tránh bị khô mắt. Ngoài ra, để lens được cấp ẩm tốt nhất, bạn nên tháo lens ngay sau khi sử dụng và ngâm lens trong dung dịch ngâm kính áp tròng chuyên dụng ít nhất 6 tiếng nhé.

Trong trường hợp bạn phải đeo lens liên tục như đi học, đi làm và tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính, bạn nên tranh thủ giờ nghỉ trưa hoặc giờ giải lao để ngâm lens. Thời gian ngâm từ 30-60 phút cũng có thể giúp lens của bạn được cấp ẩm phần nào đấy. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nước nhỏ mắt để nhỏ khi sử dụng lens, tránh cho lens bị khô đi.

Bài viết liên quan >>>

Đeo lens mắt khi đi ngủ làm sao không?

Ngoại trừ loại lens chuyên dụng được thiết kế để đeo ban đêm khi ngủ (tháo ra khi thức dậy) như kính áp tròng Ortho- K thì bạn không nên đeo lens khi đi ngủ đâu nhé. Sau đây là một số lý do tại sao:

Đeo lens khi đi ngủ sẽ ngăn chặn quá trình cung cấp oxy cho mắt

Mắt không được cung cấp đầy đủ oxy sẽ ngày càng suy yếu, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng đau mắt, mỏi mắt. Ngoài ra, khi ngủ, kính áp tròng sẽ làm hạn chế khả năng trao đổi oxy của mắt và khiến mắt không được cấp ẩm đầy đủ nữa.

Khô mắt

Đeo kính áp tròng qua đêm khiến mắt của bạn bị khô hơn. Đồng thời, vào khoảng thời gian này, bạn không thể cấp ẩm thường xuyên cho mắt như ban ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mắt bạn phải làm việc nhiều hơn và trở nên quá tải.

Tổn thương giác mạc

Lens trải qua một đêm dài không được cấp ẩm sẽ trở nên khô cứng, chúng dễ dàng cạ vào mắt và làm trầy xước giác mạc của bạn. Tổn thương giác mạc dù nhỏ cũng dễ khiến vi khuẩn gây hại xâm nhập và dẫn đến những bệnh về mắt khác.

Nhiễm trùng mắt

Như đã đề cập, giác mạc bị tổn thương có thể dẫn đến khả năng khiến mắt bạn bị nhiễm trùng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những nguy cơ gây hại cho mắt khác như ký sinh trùng, viêm nhiễm giác mạc,...

deo-lens-di-ngu-2

Làm gì nếu lỡ đeo lens đi ngủ?

Nếu lỡ đeo lens đi ngủ, bạn cần làm một số thao tác sau:

  • Sử dụng nước nhỏ mắt để cấp ẩm cho mắt trước. 
  • Sau đó, bạn có thể lấy lens ra khỏi mắt và ngâm lens trong dung dịch nước ngâm lens. 
  • Nếu thấy mắt vẫn hơi rát, bạn hãy nhỏ thêm một vài giọt nước nhỏ mắt nhé. Điều này sẽ giúp cho mắt bạn bớt bị khô hơn do tình trạng thiếu oxy ở mắt sau khi đeo lens đi ngủ qua đêm.
  • Để mắt có thời gian nghỉ ngơi, bạn đừng vội đeo lens lên mà hãy đợi ít nhất là 6 tiếng mới đeo lại. Thời gian này là cần thiết để mắt được thư giãn, lấy lại lượng oxy và độ ẩm bị thiếu.

Kính áp tròng nào hỗ trợ khi ngủ?

Kính áp tròng hỗ trợ khi ngủ là loại kính áp tròng cứng, thường được thiết kế riêng cho từng mắt để hỗ trợ điều chỉnh thị lực tạm thời của mắt vào ban ngày. Chúng được gọi là kính áp tròng ban đêm hoặc kính áp tròng Ortho- K. Loại kính này chỉ dùng ban đêm và tháo ra khi thức dậy. Khi ngủ, kính áp tròng ban đêm kết hợp cùng với lực tác động của mi mắt sẽ giúp bạn tái cấu trúc, làm thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc. Nhờ đó, khi sử dụng loại kính này, bạn sẽ không còn cần đến sự hỗ trợ của kính cận vào ban ngày nữa.

Lưu ý: Ngoài kính áp tròng Ortho- K có thể sử dụng vào ban đêm, bạn không nên đeo các loại kính áp tròng khác khi đi ngủ để tránh bị khô mắt (trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ).

Một vài lưu ý sử dụng lens mắt an toàn

Để có thể sử dụng lens mắt an toàn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh tay và làm khô tay trước khi chạm vào lens.
  • Thường xuyên vệ sinh dụng cụ đựng lens để lens không bị nhiễm bẩn.
  • Sử dụng nước nhỏ mắt để cấp ẩm đầy đủ khi đang dùng lens. 
  • Không nên đeo lens quá 8 tiếng/ngày và không nên đeo lens qua đêm.
  • Ngâm lens với nước ngâm kính áp tròng khi không sử dụng.
  • Thay nước ngâm lens thường xuyên (6-8 tiếng nên thay một lần nếu thường xuyên sử dụng hoặc 2 ngày/lần nếu không sử dụng đến).
  • Đối với những người mới sử dụng lens, nên đeo thử 2 tiếng/ngày trước để mắt quen dần với việc đeo lens rồi tăng dần thời gian đeo (tối đa 8 tiếng/ngày). 
  • Nhỏ mắt trước và sau khi đeo lens để lens dễ vào mắt hơn.

Như vậy, trừ loại kính áp tròng ban đêm (Ortho- K) thì bạn không nên đeo lens đi ngủ vì điều này có thể khiến mắt bị khô hoặc thậm chí là tổn thương giác mạc. Nếu đã lỡ đeo lens qua đêm thì bạn có thể xử lý bằng cách nhỏ thêm vài giọt nước nhỏ mắt vào mắt và thực hiện tháo kính áp tròng. Sau đó, ngâm kính trong nước ngâm chuyên dụng và để mắt nghỉ ngơi ít nhất 6 giờ trước khi đeo lại kính.

kinh-ap-trong-dolleyes

Để theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích khác liên quan đến kính áp tròng, truy cập ngay website Doll Eyes bạn nhé.