kinh-ap-trong-doll-eyes

 

Nguyên nhân khi đeo lens mắt bị đỏ

Nếu bạn đang lo lắng việc đeo kính áp tròng sẽ khiến mắt bạn bị đỏ thì bạn có thể yên tâm vì nguyên nhân mắt đỏ không phải bắt nguồn từ việc đeo lens. Do đó, không phải lúc nào đeo lens cũng sẽ khiến mắt bạn bị đỏ mà chỉ khi bạn sử dụng lens sai cách mới dẫn đến hiện tượng trên. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân sau:

Nhiễm trùng mắt

Khi đeo lens, nếu bạn cảm thấy bị cay mắt thì có thể là do mắt bạn đã bị nhiễm trùng. Đây là một nguyên nhân khá phổ biến bắt nguồn từ việc vệ sinh lens không kỹ, khiến vi khuẩn sinh sôi trong lens. Khi tiếp xúc với mắt, những vi khuẩn này sẽ tấn công và làm mắt bạn bị đỏ.

Dị ứng

Mắt bạn có thể bị dị ứng với một số thành phần nguyên liệu cấu tạo của lens hoặc nước ngâm lens. Nguyên nhân gây ra đỏ mắt dị ứng cũng có thể là do bạn đã mua phải loại lens kém chất lượng. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về chất liệu lens, các thành phần của nước ngâm lens cũng như lựa chọn những thương hiệu lens uy tín để mua nhé.

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là hiện tượng giác mạc bị trầy và nhiễm trùng sau đó gây nên phản ứng viêm. Đeo lens qua đêm hoặc trong thời gian dài có thể dẫn đến các biểu hiện của chứng bệnh này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mắt bạn bị đỏ khi đeo kính áp tròng.

Khô mắt

Khô mắt cũng là một trong những bệnh lý mà không ít người gặp phải. Thiếu ẩm khiến mắt của bạn bị khô hơn và phải làm việc quá tải. Tuy không quá nghiêm trọng như nhiễm trùng mắt nhưng khô mắt trong thời gian dài sẽ khiến mắt khó chịu, không thoải mái trong sinh hoạt. Do đó, hãy chú ý nhỏ mắt thường xuyên để cấp ẩm đủ bạn nhé.

Thiếu oxy

Chất liệu lens không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở mắt, khiến mắt bạn bị mờ và khô hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mắt bạn bị đỏ.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ, là tình trạng lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu bị viêm, dẫn đến kết mạc mi. Viêm kết mạc có thể là do virus, vi khuẩn hoặc bụi bẩn gây nên. Do đó, khi gặp tình trạng này, bạn hãy kiểm tra xem lens có sạch không và nước ngâm lens có thành phần nào gây mẫn cảm cho mắt không nhé.

Tân mạch hắc mạc

Tân mạch hắc mạc là tình trạng các mạch máu xuất hiện thêm tại vùng hắc mạc. Mặc dù ít chức năng nhưng các mạch máu này lại rất dễ vỡ. Khi bị tân mạch hắc mạc, bạn nên ngừng sử dụng kính áp tròng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những thói quen dẫn đến mắt bị đỏ khi đeo lens

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Khói bụi và môi trường ô nhiễm làm tăng khả năng mắt bám bẩn và vi khuẩn. Bạn nên hạn chế để mắt tiếp xúc với những môi trường này để giữ mắt được sạch sẽ. Trong trường hợp phải ra ngoài đường thường xuyên, bạn có thể sử dụng thêm một cặp kính râm để hạn chế bụi không vào mắt khi đeo lens.

Chạm tay vào mắt

Thời gian đầu đeo lens có thể bạn sẽ chưa quen và thường có thói quen chạm hay dụi mắt. Thói quen này cũng phổ biến với những người đã sử dụng lens lâu. Tuy nhiên, việc chạm vào mắt không thật sự tốt vì khi chạm, dụi mắt có thể làm tăng ma sát giữa lens với giác mạc, làm xước giác mạc gây hại cho mắt.

Không vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi đeo lens

Tay không sạch khi chạm vào lens sẽ khiến lens bị bẩn, khi đeo lens sẽ bị mờ thậm chí gây tổn thương các tế bào. Do đó, hãy chú ý làm sạch tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi đeo lens bạn nhé.

Đeo lens qua đêm

Đeo lens qua đêm làm cản trở quá trình trao đổi oxy ở mắt, đồng thời khiến lens bị khô và cứng hơn, mắt cũng không được cấp ẩm cần thiết. Cách tốt nhất là bạn nên tháo lens ngay sau khi sử dụng và ngâm lens với nước ngâm để lens lấy lại được độ ẩm.

Đeo lens quá 8 tiếng/ngày

Cũng giống như việc đeo lens qua đêm, đeo lens trong thời gian dài (quá 8 tiếng/ngày) cũng là nguyên nhân làm cho mắt bạn bị khô hơn. Đó là chưa kể đến bụi bẩn bám vào mắt bạn trong thời gian này không được vệ sinh và khử khuẩn.

Đeo lens bị đỏ mắt thì phải làm sao

Khi đeo kính áp tròng, nếu thấy hiện tượng mắt bị đỏ, khó chịu thì bạn nên tháo lens ngay và kiểm tra lại lens có sạch không. Tốt hơn hết là bạn hãy ngâm lens trong dung dịch nước ngâm lens chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn rồi mới đeo lại lens. 

Bên cạnh đó, hãy kiểm tra lại nước ngâm bạn đang dùng để ngâm lens để đảm bảo rằng nước ngâm của bạn không có các thành phần mà mắt bạn dị ứng và vẫn còn hạn sử dụng. 

Nếu đã thực hiện việc tháo lens mà hiện tượng mắt đỏ vẫn không hết thì bạn nên đến các cơ sở khám mắt uy tín gần nhất để khám nhé.

Cách phòng ngừa hiện tượng mắt đeo lens bị đỏ

Đeo lens bị đỏ mắt có thể phòng tránh được ngay từ đầu. Sau đây là một số cách phòng tránh bạn có thể tham khảo để sử dụng lens được tốt hơn:

  • Chọn lens có chất lượng tốt và xem kỹ các thành phần cấu tạo của lens trước khi mua để tránh phản ứng dị ứng.
  • Luôn làm sạch tay và các dụng cụ trước khi chạm vào lens.
  • Lens khi mới mua phải được ngâm trong dung dịch ngâm lens chuyên dụng ít nhất từ 6-8 tiếng trước khi đeo để loại bỏ các chất hóa học của nước ngâm cũ.
  • Chỉ nên đeo kính áp tròng tối đa 6-8 tiếng/ngày nhằm giảm thiểu tình trạng khô mắt.
  • Sử dụng dụng cụ để lấy hoặc tháo lens sẽ vệ sinh và hạn chế được vi khuẩn hơn so với khi dùng tay để đeo lens trực tiếp.
  • Dừng việc đeo lens nếu cảm thấy bị đỏ hoặc mờ mắt, khi thấy có những chuyển biến xấu bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
  • Không nên đeo kính áp tròng trong các môi trường quá khắc nghiệt như nhiều bụi bẩn, khói hoặc trời oi bức vì có thể làm lens mau chóng bị bẩn.
  • Thay nước ngâm ít nhất 2 ngày/ lần khi không sử dụng lens.
  • Nhỏ mắt trước và sau khi đeo lens để giúp lens dễ lấy hoặc tháo hơn.
  • Thường xuyên nhỏ mắt khi đeo lens để cấp ẩm đầy đủ và làm mềm lens hơn khi sử dụng.
  • Sử dụng thêm kính chắn bụi nếu phải ra ngoài.

 

kinh-ap-trong-doll-eyes

Bài viết liên quan >>

Cách chăm sóc mắt tốt nhất khi đeo lens

Để mắt được chăm sóc tốt nhất, bạn có thể tham khảo những cách chăm sóc mắt sau:

Vệ sinh kính áp tròng sạch sẽ

Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào mắt và gây nên các bệnh lý ở mắt nếu bạn không vệ sinh lens thường xuyên. Bạn nên sử dụng nước ngâm lens chuyên dụng để làm sạch kính và đảm bảo an toàn cho mắt.

Rửa tay sạch trước và sau khi đeo lens

Ngoài lens thì tay bẩn cũng là một trong số những nguyên nhân khiến mắt bạn bị nhiễm khuẩn. Do đó, khi sử dụng, bạn cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi đeo lens. 

Tháo kính ngay sau khi sử dụng

Đeo kính áp tròng lâu sẽ làm hạn chế quá trình trao đổi oxy ở mắt, khiến mắt bị khô hơn và có thể dẫn đến tình trạng xước, loét giác mạc. Sau khi sử dụng kính, bạn hãy tháo kính ra và ngâm trong dung dịch nước ngâm lens chuyên dụng để kính được cấp ẩm lại nhé.

Tránh nước máy vào mắt

Trong nước máy có thể chứa một số thành phần hóa học và một số loại vi khuẩn có thể gây hại cho mắt của bạn. Do đó, dù không sử dụng kính áp tròng, bạn cũng không nên để mắt tiếp xúc trực tiếp với nước máy nhé. 

Sử dụng nước mắt nhân tạo

Khi sử dụng lens, mắt bạn sẽ dễ bị khô và khiến lens cạ vào giác mạc, gây xước. Do đó, bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo để cấp ẩm cho lens thường xuyên, giúp mắt không bị khô và mỏi. Nước mắt nhân tạo nên được nhỏ khoảng 2 giờ/lần khi đeo lens.

Bổ sung vitamin

Ngoài việc ngăn vi khuẩn xâm nhập vào mắt thì việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng mắt khỏe mạnh cũng rất quan trọng. Những thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cá, cam, quýt, thịt và sữa bò, khoai lang đều là những chất mà bạn nên bổ sung cho mắt. 

Bên cạnh đó, nhóm rau củ như cải bó xôi, cải xoăn cũng sẽ cung cấp lutein chống oxy hóa, cho bạn một đôi mắt khỏe đẹp.

Khám mắt định kỳ

Khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh về mắt, làm giảm nguy cơ bị mắt đỏ. Bạn nên khám mắt sau tháng đầu đeo lens và định kỳ 6 tháng một lần ở những lần tiếp theo.

 

kinh-ap-trong-doll-eyes-2

 

Như vậy, Doll Eyes đã cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân đeo lens bị đỏ mắt, để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác, mời bạn truy cập vào website Doll Eyes nhé.