Kính áp tròng mềm là loại kính được nhiều người lựa chọn sử dụng để điều chỉnh những tật khúc xạ của mắt. Khi dùng phụ kiện này sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao, giúp bạn có tầm nhìn tốt cũng như có thể bao quát không gian xung quanh chính xác. Những thông tin được Doll Eyes chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại lens này.

Giới thiệu kính áp tròng mềm là gì? Cách sử dụng ra sao?

Kính áp tròng mềm được sử dụng để cải thiện tật khúc xạ và mang tính thẩm mỹ rất cao. Loại này có thể dùng thay thế cho kính gọng và không dùng khi đi ngủ. Bên cạnh đó, lens này còn có tác dụng như một phụ kiện thời trang giúp các cô nàng có đôi mắt cuốn hút và trở thành tâm điểm trong các sự kiện.

Loại kính áp tròng này còn mang ưu điểm nổi bật về giá cả, mẫu mã, chất liệu. Chính vì vậy mà nó ngày càng trở nên phổ biến và được giới trẻ ưa chuộng. Nhất là trong khi trang điểm để dự tiệc, sự kiện…

Kính áp tròng mềm được sử dụng để cải thiện tật khúc xạ ở mắt

Kính áp tròng mềm được sử dụng để cải thiện tật khúc xạ ở mắt

Thế mạnh và nhược điểm khi sử dụng kính áp tròng mềm

Sau khi nắm rõ kính áp tròng mềm là gì, người dùng đừng quên tìm hiểu về đặc điểm của nó. Cũng như nhiều sản phẩm khác, kính áp tròng loại mềm có cả ưu điểm và nhược điểm khác nhau:

Thế mạnh kính áp tròng mềm là gì?

  • Được làm từ 2 chất liệu chính (Hydrogel và Silicone Hydrogel) cho nên nó rất mỏng, mềm, êm ái và dễ chịu trong quá trình đeo.
  • Lens mềm có thiết kế rất mềm, ôm sát và có thể di chuyển theo đồng tử linh hoạt, không gây nên hiện tượng kích ứng cho mắt.
  • Loại lens này dễ sử dụng.
  • Được sử dụng hàng ngày và nó có khả năng lưu thông không khí, giữ ẩm tốt đồng thời hạn chế hiện tượng khô, mỏi mắt.

Một số nhược điểm kính áp tròng mềm

Bên cạnh ưu điểm thì loại kính này cũng tồn tại hạn chế và nhược điểm duy nhất đó chính là không có khả năng điều trị được tật khúc xạ ở mắt giống như loại kính áp tròng cứng. Nó chỉ hỗ trợ cải thiện tầm nhìn cho mắt giống như khi bạn đeo kính gọng bình thường.

Kính áp tròng mềm có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau

Kính áp tròng mềm có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau

Đối tượng nào được phép sử dụng kính áp tròng mềm?

Kính áp tròng dạng mềm phù hợp với những người bị cận thị, cận - loạn thị. Tùy thuộc vào độ cận của mình bạn sẽ lựa chọn cho mình loại kính phù hợp (thông thường sẽ từ 0 - 8 diop). Những người không thấy thoải mái và có sự vướng víu khi dùng kính gọng có thể lựa chọn kính áp tròng.

Đặc biệt trong những sự kiện quan trọng bạn muốn đôi mắt của mình có thêm màu sắc để trở nên cuốn hút cũng có thể lựa chọn loại phù hợp. Tuy nhiên, chị em đừng quên chọn mẫu thiết kế tương ứng với phong cách makeup nhé.

Kính áp tròng dạng mềm phù hợp với những người bị cận thị, cận - loạn thị

Kính áp tròng dạng mềm phù hợp với những người bị cận thị, cận - loạn thị

>>Xem thêm: Bao nhiêu tuổi thì có thể đeo kính áp tròng

Tìm hiểu về thời hạn sử dụng của kính áp tròng mềm là bao lâu?

Theo các chuyên gia, bạn nên đeo lens mềm trong ngày với khoảng thời gian từ 5 - 8 tiếng. Tuyệt đối không nên đeo quá thời gian được ghi chú trên. Tùy thuộc vào từng loại kính mà thời hạn sử dụng khác nhau. Có loại sử dụng trong ngày hoặc 1 tuần, 1 tháng nhưng cũng có loại dài hơn từ 3 - 6 tháng.

So sánh sự khác biệt giữa kính áp tròng mềm và cứng

Kính áp tròng thường có hai loại, đó là kính áp tròng cứng và mềm. Để tránh những nhầm lẫn bạn có thể phân biệt chúng thông qua những đặc điểm dưới đây:

  • Lens mềm thường có kích thước lớn hơn so với loại cứng.
  • Kính mềm có thiết kế mềm dẻo giúp cho người dùng không có cảm giác cộm khi đeo.
  • Kính mềm được làm từ những chất liệu có khả năng tích trữ nước. Chính điều đó gia tăng khả năng lưu thông khí đến giác mạc một cách tốt nhất.
  • Kính áp tròng mềm được phân bố rộng khắp những cửa hàng, khách hàng dễ dàng mua mà không cần đến sự chỉ định của bác sĩ.

Kính áp tròng mềm và cứng luôn có sự khác biệt rõ ràng

Kính áp tròng mềm và cứng luôn có sự khác biệt rõ ràng

>> Tham khảo ngay: Kính áp tròng rơi xuống đất có sử dụng được nữa không?

Giá tiền của kính áp tròng mềm là bao nhiêu?

Loại kính áp tròng này có sự phân phối, bán sỉ lẻ rộng khắp toàn thị trường. Khách hàng hoàn toàn có thể mua ở bất cứ cửa hàng hay phòng khám chuyên khoa mắt mà không tốn nhiều thời gian. Một cặp kính áp tròng loại mềm có giá giao động từ 50.000 - 400.000 VNĐ. Giá thành đắt hay rẻ sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thương hiệu, chất liệu, thời hạn sử dụng….

Hướng dẫn cách sử dụng kính áp tròng mềm

Để sử dụng lens mềm hiệu quả các bạn hãy tham khảo kỹ đặc điểm của sản phẩm mình mua. Sau đó, bạn hãy tiến hành thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Cách lắp kính áp tròng

  • Trước khi gắn hoặc tháo kính bạn phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn dịu nhẹ và lau khô.
  • Đặt kính áp tròng lên ngón tay trỏ thuận, tay kia kẹo nhẹ mi mắt dưới xuống.
  • Hãy lấy ngón tay trỏ hoặc giữa của tay còn lại kéo mi mắt trên. Nhìn thắng gương rồi nhẹ nhàng áp kính vào, nhắm mắt và chợp mắt nhẹ vài lần.
  • Nếu thấy cộm bạn hãy đẩy kính ra tròng mắt rồi đưa lại tròng đen là được. Trong trường hợp vẫn còn thấy cộm bạn hãy tháo kính ra khỏi mắt, rửa và thao tác lại.

Tháo kính áp tròng như thế nào?

  • Trước khi tháo bạn cũng vệ sinh tay sạch sẽ, nhìn vào gương rồi liếc lên trên.
  • Sử dụng ngón tay giữa kéo mi mắt dưới xuống.
  • Ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ kính rồi lấy ra ngoài.

Bảo quản kính áp tròng đảm bảo chất lượng

  • Kính khi được tháo phải được bảo quản trong khay có chứa nước ngâm, sau mỗi lần sử dụng cần phải thay nước.
  • Hãy thường xuyên vệ sinh kính bằng việc cho vài giọt nước ngâm kính rồi bóp nhẹ nhàng. Nên chú ý không để móng tay làm kính bị xước.

Người dùng cần nắm rõ về cách sử dụng kính áp tròng mềm

Người dùng cần nắm rõ về cách sử dụng kính áp tròng mềm

Kết luận

Thông tin bài viết trên của Doll Eyes đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về kính áp tròng mềm. Mong rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ lựa chọn cho mình mẫu phù hợp. Đặc biệt khi mua kính tại hệ thống cửa hàng của Doll Eyes khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn, giá thành hợp lý cùng thái độ phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên.