Nước ngâm lens là lựa chọn tốt nhất để ngâm kính áp tròng. Tuy nhiên, trong một số tình huống bất khả kháng, bạn không kịp chuẩn bị nước ngâm lens. Trong những tình huống như thế, bạn cần làm gì để bảo quản lens không bị hỏng? Cùng Doll Eyes tìm hiểu ngay cách bảo quản lens khi không có nước ngâm sau nhé.
Cách bảo quản lens khi không có nước ngâm
Các loại nước bạn không nên ngâm Lens
Nước được dùng để ngâm lens cần được đảm bảo một số yêu cầu nghiêm ngặt về độ sạch khuẩn, khả năng làm sạch và cấp ẩm cho lens. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn phải bảo quản lens trong nước ngâm chuyên dụng mà không phải bất kỳ loại nước nào khác. Sau đây là 2 loại nước mà nhiều người lầm tưởng có thể sử dụng được để “chữa cháy” khi không có nước ngâm, nhưng thực tế lại không phải vậy:
1. Không sử dụng nước lọc để ngâm lens
Đứng đầu danh sách này là nước lọc. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nước lọc có thể uống được vì thế chúng cũng an toàn khi dùng để ngâm lens. Tuy nhiên, sự thật thì nước lọc tiềm ẩn rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Những vi khuẩn này không gây hại nếu như bạn sử dụng nước chỉ để uống. Nhưng để ngâm kính và áp lên mắt thì chúng ta cần một loại dung dịch có độ tiệt trùng cao hơn nhiều. Dù bạn đã cẩn thận đun sôi, để nguội thì đây vẫn không phải là một loại nước thích hợp để ngâm lens. Đó là chưa kể đến nước lọc hoàn toàn không chứa các thành phần có tác dụng làm sạch và bảo vệ chất lượng lens nữa.
2. Không sử dụng nước muối sinh lý
Bên cạnh nước lọc, một số người cũng thường xuyên có thói quen sử dụng nước muối sinh lý để bảo quản lens. Đây là một sai lầm nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng lens. Trong nước muối sinh lý có chứa thành phần muối (NaCl), chúng sẽ một phần nào đó giúp diệt khuẩn nhưng lượng muối này lại không đủ để diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn có trong lens. Do đó, chúng không thể giúp bạn vệ sinh lens sạch sẽ được.
Ngoài ra, nước muối sinh lý cũng không chứa các thành phần giúp lens làm sạch bụi bẩn hay dưỡng ẩm cho lens. Khi sử dụng nước muối sinh lý để ngâm, lens có thể sẽ không được cấp ẩm tốt, dễ mất ẩm trong quá trình sử dụng, khiến mắt của bạn mau chóng bị khô, mỏi. Bên cạnh đó, chất lượng lens cũng sẽ bị giảm sút nếu bạn sử dụng loại dung dịch này để ngâm lens nữa đấy.
Không sử dụng nước lọc và nước muối để ngâm lens
Hai dung dịch nước lọc và nước muối sinh lý không thể sử dụng để thay thế nước ngâm lens. Vậy, khi hết nước ngâm lens mà không kịp mua mới, bạn phải làm gì để bảo quản lens? Doll Eyes sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản lens khi không có nước ngâm dưới đây.
Cách bảo quản lens khi không có nước ngâm
Trong nước ngâm lens có một số thành phần chuyên dụng để làm sạch vết bẩn, bảo quản và cấp ẩm cho lens. Khi không có nước ngâm, bạn cần một giải pháp thay thế an toàn, sạch khuẩn mà vẫn đảm bảo được các công dụng trên.
Ứng cử viên sáng giá nhất chính là nước nhỏ mắt dành cho kính áp tròng chuyên dụng. Tất nhiên, nước nhỏ mắt chuyên dụng không thể nào thay thế được vai trò của nước ngâm lens trong việc bảo quản kính áp tròng nhưng chúng có thể được dùng để giúp bạn “chữa cháy” tạm thời khi hết nước ngâm lens mà không kịp mua mới đấy.
Trong nước nhỏ mắt chuyên dụng có một số thành phần giúp cấp ẩm hoặc thậm chí làm sạch lens. Dù không hoàn hảo được như nước ngâm nhưng chúng cũng không gây hại đến kính và có thể dùng tạm thời để “chữa cháy” trong thời gian ngắn được.
Chú ý: Bạn lưu ý rằng không sử dụng nước nhỏ mắt thường để ngâm lens mà phải là loại nước nhỏ mắt chuyên dụng được sử dụng khi đeo lens nhé. Các loại nước nhỏ mắt thông thường sẽ không có được công dụng cấp ẩm, làm sạch lens tốt. Thậm chí còn có thể làm giảm chất lượng kính nữa. Do đó, chúng không thích hợp để ngâm lens và có thể làm giảm chất lượng lens đấy.
Dù bạn có sử dụng giải pháp thay thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể thay thế hoàn toàn dung dịch ngâm lens trong việc làm sạch và bảo vệ kính áp tròng. Chính vì thế, Doll Eyes khuyến khích bạn nên sử dụng nước ngâm lens chuyên dụng để ngâm kính thay vì các loại dung dịch khác.
Nước ngâm lens giúp vệ sinh kính áp tròng hiệu quả
Bài viết liên quan >>
- Kính áp tròng thông minh là gì? Có gì đặc biệt?
- Cách phân biệt mặt trái phải của lens
- TOP màu lens đẹp tự nhiên nhất hiện nay
Một số lưu ý khi không sử dụng kính áp tròng
Khi không sử dụng kính áp tròng, bạn có thể bảo quản chúng trong dung dịch nước ngâm lens chuyên dụng để vệ sinh vết bẩn và loại bỏ vi khuẩn. Sau đây là một số lưu ý bảo quản lens được tốt hơn khi không dùng đến:
Thay nước ngâm lens thường xuyên
Bạn nên thay nước ngâm sau 6-8 tiếng một lần là tốt nhất. Nhưng nếu không lấy ra sử dụng mà chỉ cần bảo quản lens thôi thì bạn có thể thay nước ngâm 2 ngày một lần. Việc thay nước ngâm thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ được vi khuẩn, tránh cho chúng sinh sôi và phát triển khi không sử dụng lens đấy.
Chỉ nên dùng nước ngâm lens chuyên dụng để ngâm lens
Trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể thay thế nước ngâm lens bằng nước nhỏ mắt chuyên dùng cho kính áp tròng nhưng chỉ nên dùng tạm trong thời gian ngắn vì nước nhỏ mắt sẽ không thể làm sạch khuẩn và cấp ẩm cho lens tốt như nước ngâm. Cách tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sẵn nước ngâm mới khi thấy gần hết nước ngâm.
Vệ sinh tay trước khi chạm vào lens
Bạn cần phải vệ sinh tay trước khi chạm vào lens và nước ngâm vì trong tay có thể sẽ chứa nhiều vi khuẩn, không những sẽ làm bẩn lens mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến một số bệnh về mắt khác như mắt đỏ, lở loét, mưng mủ,... nếu bạn không kịp thời chữa trị.
Không sử dụng nước ngâm lens quá hạn sử dụng
Nước ngâm lens quá hạn sử dụng không những không làm sạch lens mà còn khiến lens bị giảm chất lượng. Loại nước ngâm này cũng không còn an toàn cho mắt nữa. Tốt hơn hết là trước khi mua bạn nên xem thời hạn sử dụng của nước ngâm lens và thay nước ngâm mới khi chúng đã quá hạn sử dụng.
Ngâm lens đúng cách cho bạn đôi mắt sáng khỏe
Như vậy, Doll Eyes đã hướng dẫn bạn cách bảo quản lens khi không có nước ngâm và bật mí cho bạn loại nước ngâm có thể được dùng để thay thế nước ngâm lens chuyên dụng. Để đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn về kính áp tròng khác, mời bạn truy cập vào website Doll Eyes bạn nhé.