Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến khiến cho tầm nhìn của bạn bị mờ và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn đã biết loạn thị là gì chưa? Liệu tình trạng mờ mắt mà bạn đang gặp phải có được xem là loạn thị không? Cùng Doll Eyes tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Loạn thị là gì?

Loạn thị là gì?

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một tình trạng thị lực phổ biến khiến mắt bạn bị mờ. Nguyên nhân của tật loạn thị do giác mạc hoặc thủy tinh thể bên trong mắt có hình dạng bất thường khiến ánh sáng không thể tập trung các tia sáng vào đúng võng mạc, gây ra hiện tượng mờ mắt ở mọi khoảng cách. Tật khúc xạ này thường xuất hiện ngay từ khi mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị.

Đối với một số trường hợp, độ cong của thủy tinh thể bên trong mắt thay đổi có thể dẫn đến tăng hoặc giảm độ loạn thị. Sự thay đổi này phổ biến ở người đang ở tuổi trưởng thành và  có thể là dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể tự nhiên.

Loạn thị thường xảy ra với các tình trạng thị lực khác như cận thị và viễn thị. Các tình trạng thị lực này cùng được gọi là tật khúc xạ vì chúng ảnh hưởng đến cách mắt uốn cong hoặc "khúc xạ" ánh sáng.

Các triệu chứng loạn thị là gì?

Các triệu chứng của tật loạn thị có thể bao gồm:

  • Tầm nhìn bị mờ hoặc méo dù ở khoảng cách gần hay xa
  • Khó nhìn vào ban đêm
  • Mỏi mắt
  • Nheo mắt
  • Đau đầu
  • Khó chịu ở mắt
  • Kích ứng mắt

Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn có thể không nhất thiết bị loạn thị. Hãy khám mắt để xác định đúng nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

Loạn thị và cận thị thì cái nào nguy hiểm hơn?

Rất khó để khẳng định được cận thị và loạn thị cái nào nguy hiểm hơn vì cả hai đều có các mức độ nặng, nhẹ không giống nhau. Chúng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và làm tầm nhìn của bạn trở nên khó điều chỉnh hơn theo cách khác nhau. Sau đây là một số sự khác nhau giữa cận thị và loạn thị:

  • Loạn thị thường xuất hiện từ khi mới sinh, trong khi cận thị thường xuất hiện ở thiếu niên trong độ tuổi đi học và trong quá trình học tập, làm việc.
  • Về dấu hiệu thị lực, loạn thị và cận thị đều dẫn đến thị lực bị mờ hoặc méo. Trong khi cận thị khiến bạn không thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa thì loạn thị lại khiến tầm nhìn bị hạn chế dù xa hay gần.
  • Phương pháp điều trị loạn thị và cận thị cũng khác nhau. Người cận thị đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật, còn người loại thị lại đeo kính một loại thấu kính khác để điều chỉnh khúc xạ.

Loạn thị và cận thị đều có các mức độ nặng nhẹ khác nhau

Loạn thị và cận thị đều có các mức độ nặng nhẹ khác nhau

Nguyên nhân dẫn đến loạn thị là gì?

  • Do di truyền.
  • Do chấn thương mắt hoặc phẫu thuật mắt.
  • Do tình trạng keratoconus (tương đối hiếm gặp - là tình trạng mà giác mạc trở nên mỏng dần và có hình nón)

Cách chẩn đoán loạn thị như thế nào?

Bác sĩ sẽ đo thị lực và có thể chẩn đoán loạn thị thông qua quá trình khám mắt toàn diện. Việc kiểm tra mắt này có thể bao gồm:

Kiểm tra thị lực với bảng đo thị lực

Khi kiểm tra thị lực bằng bảng đo, bạn sẽ ngồi cách xa bảng chữ cái và bắt đầu đọc lần lượt từ trên xuống dưới theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khoảng cách xa nhất mà bạn có thể thấy được chính là thị lực mà của bạn.

Sử dụng máy đo Keratometry để đo độ cong giác mạc

Máy đo này là công cụ chính được sử dụng để đo độ cong của giác mạc. Bằng cách tập trung một vòng tròn ánh sáng vào giác mạc và đo độ phản chiếu của nó, máy có thể xác định chính xác độ cong của vùng đó trên bề mặt giác mạc. Phép đo này đặc biệt quan trọng trong việc xác định độ vừa vặn phù hợp cho kính áp tròng.

Sử dụng máy đo Phoropter để đo mức độ tập trung ánh sáng ở mắt

Khi đo, bác sĩ sẽ đặt một loạt thấu kính trước mắt bạn và đo cách chúng hội tụ ánh sáng. Đây là một loại công cụ phát sáng được cầm bằng tay gọi là kính võng mạc, hoặc là một thiết bị đánh giá tự động đo công suất mức tập trung của mắt. Dựa trên phản hồi của bạn mà sau đó bác sĩ sẽ tinh chỉnh để xác định thấu kính cho phép tầm nhìn rõ ràng nhất.

Với thông tin thu thập được từ các xét nghiệm này, bác sĩ sẽ có thể xác định được bệnh nhân có bị loạn thị hay không. Bác sĩ sẽ sử dụng những phát hiện này và kết hợp với những kết quả của các xét nghiệm được thực hiện khác để xác định thấu kính cần thiết tốt nhất dành cho bạn.

Các cách điều trị loạn thị tốt nhất hiện nay

Hiện nay, có nhiều cách để điều trị loạn thị, bao gồm: sử dụng kính gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật loại bỏ loạn thị.

Kính gọng

Người bị loạn thị chủ yếu chọn kính gọng để cải thiện thị lực. Kính gọng loạn thị có thấu kính đặc biệt giúp tầm nhìn của bạn được rõ ràng khi đeo.

Kính áp tròng

Một số người sẽ có thị lực tốt hơn khi đeo kính áp tròng so với đeo kính gọng. Kính áp tròng có thể mang lại tầm nhìn rõ ràng và rộng hơn các loại kính gọng. Tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp lên bề mặt mắt nên chúng cần được vệ sinh và chăm sóc thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho mắt.

Kính áp tròng mềm thông thường có thể không hiệu quả trong việc điều chỉnh loạn thị. Để điều chỉnh tật khúc xạ này, bạn nên sử dụng kính áp tròng cứng Ortho - K hoặc kính áp tròng mềm Toric.

Kính áp tròng mang lại tầm nhìn rộng

Kính áp tròng mang lại tầm nhìn rộng

Phẫu thuật mắt

Loạn thị cũng có thể được điều chỉnh bằng cách định hình lại giác mạc thông qua phẫu thuật mắt Lasik hoặc PRK.

Khi mắc tật loạn thị, bạn có rất nhiều sự lựa chọn để điều chỉnh thị lực. Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để chọn được phương pháp điều trị thích hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình nhé.

Một số phương pháp phòng ngừa loạn thị

Nếu loạn thị là do yếu tố di truyền thì bạn rất khó để có thể phòng tránh được tật khúc xạ này. Cách duy nhất là điều trị bằng các phương pháp được hướng dẫn ở trên.

Đối với loạn thị bắt nguồn từ các nguyên nhân khác không phải di truyền thì bạn có thể phòng ngừa bằng một số cách:

  • Tránh tổn thương mắt.
  • Làm việc trong không gian đầy đủ ánh sáng nhưng không quá chói.
  • Khám mắt thường xuyên, điều trị các bệnh lý sớm ở mắt để để tránh cho chúng biến chứng thành loạn thị.
  • Điều trị loạn thị càng sớm càng tốt để bệnh không phát triển nặng thêm.
  • Ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất có lợi cho mắt như Vitamin A, E,C,...

Tránh tổn thương mắt

Tránh tổn thương mắt

Như vậy, Doll Eyes đã giúp bạn giải đáp thắc mắc loạn thị là gì, nguyên nhân dẫn đến loạn thị, các triệu chứng, và cách điều trị. Để biết thêm các thông tin khác liên quan đến mắt và kính áp tròng, mời bạn ghé thăm website của Doll Eyes thường xuyên nhé.

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.aoa.org/patients-and-public/eye-and-vision-problems/glossary-of-eye-and-vision-conditions/astigmatism

https://nei.nih.gov/health/errors/astigmatism

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/astigmatism/symptoms-causes/syc-20353835

https://www.healthdirect.gov.au/astigmatism

https://www.webmd.com/