Kính áp tròng thấm khí cứng là một loại kính áp tròng giúp hỗ trợ thị lực. Chúng nổi trội với ưu điểm là khả năng cung cấp oxy cho mắt vượt trội hơn so với những loại kính áp tròng khác.
Kính áp tròng cứng thấm khí là gì?
Kính áp tròng cứng thấm khí là gì?
Kính áp tròng cứng thấm khí (GP hay RGP) là loại kính áp tròng cứng làm từ nhựa dẻo, được ưa chuộng bởi khả năng hấp thụ oxy tốt hơn các loại kính áp tròng thông thường. Chúng có khả năng này là nhờ vào vật liệu chế tạo có chứa thành phần là silicone. Mặc dù không phổ biến như kính áp tròng mềm, nhưng kính áp tròng cứng RGP lại có ưu điểm thẩm thấu oxy nổi trội hơn hẳn các loại kính áp tròng mềm thông thường (trừ kính áp tròng mềm Silicone Hydrogel).
Bên cạnh đó, khả năng thẩm thấu oxy của chúng cũng vượt xa các loại kính áp tròng kiểu cũ được làm từ chất liệu PMMA, nhờ đó mắt bạn mỏi khi sử dụng loại kính áp tròng này. Đồng thời, việc cho phép nhiều oxy tiếp xúc với bề mặt của giác mạc cũng giúp mắt bạn có thể “thở”, giảm các triệu chứng hoa mắt, mệt mỏi vào cuối ngày khi đeo kính.
Ngoài ra, thiết kế cứng cáp cũng cho phép chúng giữ hình dạng tốt, giúp chúng không bị di chuyển trên bề mặt giác mạc như một số loại kính áp tròng mềm.
Xem thêm >>
Kính áp tròng bị khô cứng là bị gì? Có thể sử dụng tiếp không?
Kính áp tròng mềm là gì? Được sử dụng như nào ?
Kính áp tròng thẩm thấu là gì? Công dụng nổi bật
Điểm đặc biệt của kính áp tròng cứng thấm khí
Khả năng truyền dẫn oxy tuyệt vời
Điểm đặc biệt của kính áp tròng cứng thấm khí chính là khả năng truyền dẫn oxy tuyệt vời của chúng. Thông thường, mắt bạn sẽ lấy oxy với không khí bên ngoài khi mắt tiếp xúc với không khí hoặc thông qua nước mắt được tiết ra.
Khi bạn đeo các loại kính áp tròng thường, kính sẽ trở thành một lớp ngăn cách giữ mắt bạn với không khí bên ngoài, cản trở quá trình nhận oxy ở mắt. Để khắc phục nhược điểm này, kính áp tròng cứng thấm khí đã cải tiến và sử dụng một vật liệu là silicone trong hợp chất của kính. Nhờ vào chất liệu silicone này mà kính áp tròng cứng thấm khí có thể dễ dàng tiếp nhận oxy từ ngoài không khí, đưa vào mắt, giúp mắt bạn đỡ mỏi và giữ cho giác mạc khỏe mạnh hơn. Hiệu quả tiếp nhận oxy của kính áp tròng cứng thấm khí này cũng không thua kém gì so với kính áp tròng mềm được làm từ chất liệu Silicone Hydrogel đâu nhé.
Mang lại tầm nhìn sắc nét
Bên cạnh đó, so với kính áp tròng mềm Silicone Hydrogel thì kính áp tròng cứng thấm khí còn có khả năng mang lại tầm nhìn sắc nét hơn. Bởi vì chúng được gia công tùy chỉnh để có bề mặt giác mạc và duy trì hình dạng trên mắt, kính áp tròng RGP cung cấp tầm nhìn rõ ràng hơn kính áp tròng mềm. Thêm vào đó, kính áp tròng cứng thấm khí cũng cung cấp khả năng điều chỉnh loạn thị ổn định và chính xác hơn.
Độ bền và tuổi thọ cao
Kính áp tròng RGP có ưu điểm là độ bền và tuổi thọ cao. Chúng có độ cứng nhất định, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc chúng dễ bị rách hoặc xước. Đồng thời kính áp tròng RGP cũng dễ vệ sinh hơn và không cần thay thế thường xuyên như kính áp tròng mềm. Nếu được chăm sóc thích hợp, một cặp kính áp tròng cứng RGP có thể tồn tại một năm hoặc lâu hơn. Và vì chúng bền, nên về lâu dài kính RGP có thể ít tốn kém hơn so với các loại kính áp tròng mềm.
Làm chậm tiến độ cận thị
Cuối cùng, điều đặc biệt ở kính áp tròng cứng thấm khí là chúng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị. Mặc dù không có khả năng chữa khỏi được cận thị nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng đeo kính thấm khí có thể làm chậm sự tiến triển của tật cận thị ở một số trẻ em.
Kính áp tròng thấm khí cứng có độ bền và tuổi thọ cao
Những hạn chế khi sử dụng kính áp tròng cứng thấm khí
Những nhược điểm tiềm ẩn của kính áp tròng RGP bao gồm:
Ít thoải mái hơn kính áp tròng mềm
Đầu tiên, kính áp tròng RGP ít thoải mái hơn so với kính áp tròng mềm. Bạn cần một khoảng thời gian để có thể thích nghi được với việc đeo kính. Khoảng thời gian này có thể sẽ kéo dài vài tuần.
Ban đầu, bạn sẽ chỉ đeo kính vài giờ mỗi ngày cho đến khi giác mạc của bạn quen rồi mới bắt đầu tăng thời gian sử dụng. Nhưng nếu bạn có thể chịu đựng được sự khó chịu trong vài ngày đầu tiên đó, bạn có thể sẽ phải ngạc nhiên với những trải nghiệm mà kính áp tròng cứng RGP này mang lại. Nhiều người chuyển từ thấu kính mềm sang thấu kính thấm khí một thời gian cho biết kính áp tròng RGP thoải mái hơn so với kính áp tròng mềm và tầm nhìn của họ cũng rõ ràng hơn đáng kể.
Độ bám dính trên mắt thấp
Bên cạnh đó, độ bám dính vào mắt của kính áp tròng RGP cũng thấp hơn so với kính áp tròng mềm. Bởi vì thiết kế của kính áp tròng RGP nhỏ hơn kính áp tròng mềm, chúng có thể dễ bị văng ra khỏi mắt bạn khi chơi thể thao hoặc nếu bạn dụi mắt mạnh.
Giá thành đắt đỏ
Cuối cùng, giá tiền đắt đỏ của loại kính này là điều mà bạn cần phải xem xét trước khi mua chúng. Không giống như kính áp tròng mềm, kính áp tròng RGP được tùy chỉnh theo hình dạng của mắt của từng người. Việc thiết kế và làm riêng kính dựa trên bản đồ giác mạc của từng cá nhân làm cho kính RGP đắt hơn so với giá của một chiếc kính áp tròng mềm thông thường. Ngoài ra, khi muốn thay kính mới, bạn cũng sẽ tốn nhiều thời gian chờ đợi hơn vì phải đo mắt trước.
Giá thành đắt đỏ khiến kính áp tròng RGP khó tiếp cận thị trường
Một số trường hợp cần sử dụng kính áp tròng cứng RGP
Khi mắc bệnh giác mạc chóp
Giác mạc chóp là một bệnh lý mà trong đó cấu trúc giác mạc của bạn bị thay đổi bất thường, lồi ra phía bên ngoài. Khi mắc bệnh này, bạn có thể sử dụng kính áp tròng cứng thấm khí để khắc phục các tật cận thị và loạn thị không đều gây ra bởi bệnh này. Mặc dù kính áp tròng cứng thấm khí không ngăn chặn bệnh được triệt để nhưng chúng cũng sẽ giúp người bệnh cải thiện phần nào thị lực.
Khi bị loạn thị không đều hoặc giác mạc bị đục
Nhờ khả năng loại bỏ quang sai và độ lóa mà kính áp tròng cứng thấm khí có thể hỗ trợ tầm nhìn cho người bị bệnh loạn thị không đều liên quan đến độ trong của giác mạc một cách hiệu quả, đem lại cho bạn thị lực tốt hơn. Chúng được cân nhắc như một giải pháp thay thế cho việc cấy ghép giác mạc.
Sau khi phẫu thuật khúc xạ
Trong một số trường hợp, phẫu thuật Lasik có thể sẽ không giúp bạn loại bỏ được hoàn toàn tật khúc xạ, tầm nhìn của bạn vẫn có khả năng bị kém. Lúc này, kính áp tròng thấm khí cứng sẽ là một phương pháp cải thiện thị lực hữu ích dành cho bạn. Dù vậy, để đeo lại kính áp tròng sau phẫu thuật thì bạn có thể sẽ phải đợi một thời gian tùy theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi cấy ghép giác mạc
Sau khi cấy ghép giác mạc mà mắt bạn vẫn không đạt được thị lực mong muốn thì bạn vẫn có thể sử dụng kính áp tròng để hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ.
Kính áp tròng cứng thấm khí hỗ trợ cải thiện tầm nhìn hiệu quả
Như vậy, Doll Eyes đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về kính áp tròng thấm khí. Để đọc thêm nhiều bài viết mới khác liên quan đến kính áp tròng, mời bạn truy cập website Doll Eyes nhé.