Việc kính áp tròng bị rách có thể sẽ rất khó chịu, thậm chí là gây nguy hiểm cho người sử dụng. Một trong những loại kính áp tròng được yêu thích nhất hiện nay là kính áp tròng mềm. Chúng có cấu tạo là thấu kính mềm, thoải mái, có khả năng cung cấp một lượng lớn oxy đến giác mạc giúp mắt bạn khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự thoải mái này đi kèm với việc loại kính áp tròng này sẽ dễ bị trầy xước hơn. Vậy, kính áp tròng bị rách có thể dùng tiếp được nữa hay không và cách xử lý làm sao để tránh cho kính áp tròng của bạn bị rách? Cùng Doll Eyes tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Có nên đeo kính áp tròng bị rách không?

Có nên đeo kính áp tròng bị rách không?

Có nên dùng kính áp tròng bị rách không?

Câu trả lời là bạn không nên dùng kính áp tròng bị rách, sau đây là một số nguyên do:

Làm xước bề mặt giác mạc

Ngay cả khi bạn cảm thấy kính áp tròng bị rách vẫn còn đeo được và không gây mấy khó chịu khi áp vào mắt thì bạn vẫn không nên tiếp tục sử dụng chúng. Lens mắt bị rách sẽ có các cạnh lởm chởm, những cạnh này có thể làm xước bề mặt mỏng manh của giác mạc, gây ảnh hưởng sức khỏe mắt.

Làm mờ tầm nhìn

Khi kính áp tròng bị rách, chúng không còn có thể duy trì độ cong phù hợp với tròng mắt và hoạt động kém đi. Đồng thời, chúng có thể bị mờ và khiến tầm nhìn của bạn bị hạn chế.

Tăng khả năng nhiễm trùng mắt

Vết rách xuất hiện trên kính áp tròng có thể là nơi trú ẩn an toàn của nhiều loại vi rút và là nơi dễ dàng bám bẩn hơn bất kỳ đâu. Khi đeo, những vi khuẩn và vết bẩn này sẽ được giữ lại thời gian dài bên trong hốc mắt của bạn mà không được đào thải ra ngoài. Chúng gây nên một số bệnh về mắt nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được.

Cách nhận biết lens bị rách

Làm sao nhận biết được lens (kính áp tròng) của bạn đã bị rách hay chưa? Sau đây là một số điều mà bạn có thể làm để kiểm tra lens có bị rách hay chưa:

Quan sát

Bạn có thể nhận biết lens mắt có bị rách hay không bằng cách quan sát bằng mắt thường. Hãy đặt lens ở nơi có đầy đủ ánh sáng và tiến hành quan sát kỹ lưỡng bề mặt và các cạnh của lens. Nếu bề mặt lens trơn láng, không có điều gì bất thường và các cạnh không bị toe, nứt thì lens có thể dùng được.

Cảm nhận

Mắt bạn thật sự là một bộ phận nhạy cảm vì chúng có rất nhiều dây thần kinh thị giác. Khi lens bị xước, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được ngay cảm giác khó chịu, cộm hoặc rát khi đeo. Do đó, nếu có những biểu hiện này thì tốt nhất là bạn nên tháo lens ra và kiểm tra kỹ lại một lần nữa.

Kính áp tròng bị rách làm mờ tầm nhìn của bạn

Kính áp tròng bị rách làm mờ tầm nhìn của bạn

Cách xử lý lens bị xước

Thật không may, không có cách nào để bạn có thể sửa được kính áp tròng bị rách. Điều duy nhất mà bạn có thể làm chỉ đơn giản là quăng chiếc kính bị rách đi và thay thế chúng bằng một cặp mới. Như đã đề cập, đeo kính áp tròng bị xước có thể làm nguy hại đến mắt vì thế nên bạn không bao giờ được tiếp tục đeo kính nếu phát hiện chúng bị xước nhé. Đồng thời, hãy cẩn thận để tránh làm rách kính áp tròng mới của bạn khi đeo nhé.

Đối với trường hợp kính áp tròng vô tình bị xước khi đang đeo, bạn cần một giải pháp hợp lý để lấy nó ra mà không làm tổn thương đến giác mạc. Đầu tiên, hãy nhỏ thêm nước nhỏ mắt vào hốc mắt để làm ẩm và tạo độ trơn. Sau đó nhẹ nhàng lấy kính ra khỏi mắt và vứt bỏ chúng.

Trường hợp một mảnh nhỏ của kính áp tròng bị rách vẫn còn bị kẹt trong mắt thì bạn có thể xử lý bằng cách dùng ngón tay trượt nó ra góc ngoài của mắt để dễ dàng lấy hơn. Đồng thời, hãy thêm một ít nước nhỏ mắt vào để chúng dễ ra hơn nhé. Nếu bạn không thể tự làm, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ nhãn khoa.

Làm sao để tránh làm rách kính áp tròng

Dù không thể làm cho kính áp tròng bị rách lành trở lại nhưng bạn có thể hạn chế việc chúng bị rách nhờ vào một số mẹo sau:

Tránh sử dụng móng tay để đeo kính áp tròng

Rất nhiều trường hợp kính áp tròng bị rách là do bạn thường dùng móng tay để đeo hoặc tháo kính. Móng tay không chỉ là vật sắc nhọn mà còn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho mắt. Khi sử dụng chúng để cầm kính, bạn sẽ rất dễ làm xước kính. Vì thế, thay vì móng tay, bạn hãy sử dụng phần mô mềm ở ngón cái hoặc ngón trỏ và dụng cụ gắp để đeo, tháo kính an toàn nhé.

Không dụi mắt khi đeo kính áp tròng

Dụi mắt khi đeo kính áp tròng làm tăng khả năng làm trầy mắt và xước giác mạc. Nếu ngứa mắt và phải dụi thì bạn nên lấy kính áp tròng ra trước để đảm bảo an toàn.

Giữ ẩm cho kính áp tròng

Kính áp tròng mất nước sẽ bị khô và cứng, không chỉ gây khó chịu khi đeo mà còn khiến chúng dễ bị va chạm và xước hơn. Do đó, hãy bảo quản kính áp tròng của bạn trong dung dịch ngâm thích hợp. Nếu tròng kính bị khô khi đang sử dụng thì bạn có thể tra thêm nước nhỏ mắt trước khi lấy ra. Tránh để nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác (ngoài dung dịch ngâm hoặc nước nhỏ mắt chuyên dụng) tiếp xúc với kính vì những dung dịch này có thể làm giảm chất lượng kính.

Vệ sinh kính nhẹ nhàng

Hãy nhẹ nhàng trong quá trình vệ sinh kính áp tròng vì kính rất mỏng manh. Bạn có thể đổ thêm dung dịch ngâm vào lòng bàn tay và nhẹ nhàng xoa bóp kính để kính có thể được làm sạch tốt hơn mà không bị xước. Đồng thời, khi ngâm kính, bạn nên đổ nước ngâm ngập tất cả các phần của kính áp tròng để chúng đều được cấp đủ ẩm. Nếu không thì kính sẽ rất dễ bị khô và rách hơn.

Kiểm tra kính áp tròng trước khi đeo

Hãy luôn kiểm tra tình trạng của kính áp tròng trước khi đeo vào mắt bao gồm tổng thể bề mặt kính và các cạnh bên hông. Nếu bạn thấy bất kỳ vấn đề nào, hãy vứt kính áp tròng đó đi và thay mới. Thật tốt nếu bạn có sẵn nguồn dự phòng trong trường hợp như thế này xảy ra.

Hãy kiểm tra kính áp tròng trước khi đeo

Hãy kiểm tra kính áp tròng trước khi đeo

Như vậy, bạn không thể tiếp tục đeo kính áp tròng bị rách vì chúng có thể làm tăng nguy cơ trầy xước giác mạc, nhiễm trùng mắt và làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Khi phát hiện kính áp tròng có dấu hiệu của vết xước, dù là xước nhỏ thì bạn cũng nên bỏ kính đi và thay mới. Đồng thời, bạn cũng có thể áp dụng một số cách mà Doll Eyes hướng dẫn để hạn chế làm xước kính, giữ cho mắt luôn được an toàn. Để đọc thêm những thông tin liên quan đến kính áp tròng khác, mời bạn ghé thăm Doll Eyes thường xuyên nhé.

Bài viết liên quan >>