deo-kinh-ap-trong-be-you

Đeo kính áp tròng quá lâu sẽ có tác hại gì?

Kính áp tròng không được thiết kế để sử dụng trong thời gian quá dài. Khi sử dụng quá lâu, chúng sẽ gây tổn hại đến mắt như làm khô mắt, ngăn cản quá trình thẩm thấu oxy của giác mạc hoặc thậm chí là làm viêm giác mạc.

Khô mắt

Một tác hại phổ biến của việc lạm dụng kính áp tròng trong thời gian dài chính là khô mắt. Nước mắt có nhiệm vụ quan trọng là giữ cho giác mạc đủ ẩm, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và làm sạch bụi bẩn lọt vào bên trong hốc mắt. Nếu mắt không đủ độ ẩm thì ngay lập tức bạn có thể cảm thấy rát nhẹ và khó chịu. Khi sử dụng kính áp tròng, bạn sẽ cần một lượng nước mắt tiết ra nhiều hơn vì kính sẽ hút bớt nước ở mắt để có đủ độ ẩm cần thiết. 

Để xử lý, bạn có thể dùng nước nhỏ mắt để cấp ẩm cứ 2 tiếng/lần khi đeo lens. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế thời gian sử dụng kính (dưới 8 tiếng/ngày) và ngâm lens trong dung dịch ngâm lens chuyên dụng để lens được làm sạch và cấp ẩm trước khi đeo lại vào mắt nhé.

Mắt thiếu oxy

Phần lớn oxy của mắt có được là nhờ sự trao đổi trực tiếp của giác mạc với không khí bên ngoài. Khi sử dụng kính áp tròng, lens sẽ được đặt trực tiếp lên bề mặt giác mạc, khiến cho quá trình trao đổi oxy này bị hạn chế, từ đó dẫn đến việc mắt bị thiếu oxy. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây suy yếu mắt.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc cũng là một hiện tượng được gây nên khi sử dụng kính áp tròng không đúng cách. Khi bị đau mắt đỏ, bạn không nên tiếp tục sử dụng lens vì chúng có thể làm mắt bạn thêm suy yếu và tạo nên phản ứng viêm. Nếu bệnh nhẹ thì có thể tự khỏi mà không cần phải can thiệp về mặt y tế. Tuy nhiên, khi có triệu chứng trở nặng, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có giải pháp chữa trị hợp lý.

Trầy xước giác mạc

Khi bạn sử dụng kính áp tròng, bụi bẩn có thể bám trên bề mặt kính. Nếu không tháo kính sớm để vệ sinh thì lớp bụi bẩn tích tụ này có thể làm trầy xước giác mạc của bạn. Ngoài ra, việc tháo hoặc đeo kính không cẩn thận cũng sẽ khiến giác mạc bị trầy.

Nhiễm trùng mắt

Nếu bạn tiếp tục sử dụng kính áp tròng khi mắt đang bị trầy xước rất có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt. Tình trạng nhiễm trùng rất có khả năng khiến giác mạc của bạn trở nên sưng tấy. Nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời, nhiễm trùng mắt có nguy cơ khiến thị lực của bạn suy giảm mạnh.

Như vậy, đeo kính áp tròng không có hại. Tuy nhiên việc đeo kính quá thời gian khuyên dùng (dưới 8 tiếng/ngày) có thể gây một số tác hại như khô mắt, thiếu oxy mắt, đau mắt đỏ, trầy xước giác mạc hoặc thậm chí là nhiễm trùng mắt. Vậy những dấu hiệu nào cho biết bạn đã đeo kính áp tròng quá lâu?

Bài viết liên quan >>>

Những dấu hiệu khi bạn đeo kính áp tròng lâu

Khi đeo kính áp tròng quá lâu, mắt sẽ càng mệt mỏi và quá tải. Sau đây là một số triệu chứng mà bạn có thể nhận biết được:

  • Mắt cảm thấy bị đau nhức.
  • Mắt mỏi và mờ dần, nhìn mọi vật nhòe hơn.
  • Xuất hiện dấu hiệu mắt đỏ hoặc một số mạch máu li ti nổi lên bên trong.
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, thường cảm thấy bị chói.
  • Mắt bị kích ứng, chảy nhiều nước mắt hoặc nổi nhọt.

Khi gặp phải những triệu chứng này, bạn nên nhỏ thêm nước nhỏ mắt để cấp ẩm, tháo kính áp tròng ra và để mắt nghỉ ngơi một thời gian. Nếu đã thư giãn cho mắt nhưng những triệu chứng trên không giảm bớt mà trở nên nặng dần, lúc này bạn hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa nhé để được hướng dẫn nhé.

Các bước đeo lens không hại mắt

Để đeo lens an toàn bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây:

Bước chuẩn bị:

  • Rửa tay bằng xà phòng và để khô trước khi chạm vào lens.
  • Nhỏ thêm vài giọt nước mắt vào hốc mắt để khi đeo lens dễ vào hơn.
  • Đảm bảo lens sạch sẽ và đủ ẩm trước khi đeo.
  • Chuẩn bị gương soi, để gương ngang với tầm mắt.

Bước đeo lens:

  • Đặt lens lên trên phần thịt của ngón tay trỏ, lưu ý chiều kính nằm ngửa, viền cúp vào như cái bát.
  • Kéo nhẹ mi mắt xuống dưới bằng tay còn lại.
  • Mở to mắt và nhìn thẳng vào gương.
  • Nhẹ nhàng đưa áp lens vào mắt.
  • Nhắm mắt và chớp nhẹ 1-2 lần để lens khớp hơn.

Lưu ý: Sau khi hoàn thành các bước đeo lens, nếu có cảm giác cộm mắt, đó có thể là do lens chưa khớp. Lúc này, bạn hãy lấy lens ra, rửa sạch và đợi vài phút rồi thử lại lần hai nhé.

deo-kinh-ap-trong-dep

Đề phòng các tác hại kính áp tròng gây ra

Để đề phòng các tác hại mà kính áp tròng gây ra, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn kính áp tròng chất lượng, phù hợp với mắt. Khi chọn kính, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có lựa chọn phù hợp hơn. Đồng thời, nên mua kính tại những cơ sở bán kính áp tròng uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái hoặc kém chất lượng.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào kính áp tròng. Hãy nhớ rằng chỉ khi kính áp tròng sạch sẽ thì mắt bạn mới an toàn nhé.
  • Thường xuyên vệ sinh khay đựng và đồ gắp lens. Bạn nên thay khay đựng cứ ba tháng 1 lần.
  • Chỉ sử dụng dung dịch ngâm kính áp tròng để ngâm, không được thay thế bằng nước máy hay bất kỳ loại nước nào khác nhé.
  • Không đeo kính áp tròng qua đêm vì có thể làm mắt bạn bị khô.
  • Cấp ẩm cho mắt sau 2 tiếng/lần khi đeo lens bằng nước nhỏ mắt.
  • Không sử dụng chung kính áp tròng với người khác để tránh lây nhiễm các bệnh về mắt.
  • Không đeo kính áp tròng đi bơi. Nước ở hồ bơi có nhiều chất tẩy rửa và vi khuẩn. Nếu bạn đeo kính áp tròng khi bơi sẽ khiến nước ở hồ dính vào mắt, ảnh hưởng an toàn mắt.

kinh-ap-trong-jeris-dep

Như vậy, Doll Eyes đã cùng bạn tìm hiểu giải đáp cho vấn đề đeo kính áp tròng có hại không, cách đeo kính áp tròng không có hại và một số lưu ý khi sử dụng kính áp tròng.

Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác, mời bạn ghé thăm website Doll Eyes nhé.